Muốn giữ được tiền về lâu về dài, bất kể có bao nhiêu tiền, hãy tuyệt đối tránh phạm phải những sai lầm này.
Ai chẳng mong muốn được giàu có, được ăn sung mặc sướng, được sống thật thoải mái, nhưng không phải ai giàu rồi cũng sẽ giữ được tài sản của mình mãi mãi.
Muốn giữ được tiền về lâu về dài, bất kể có bao nhiêu tiền, hãy tuyệt đối tránh phạm phải những sai lầm này.
1. Kênh kiệu
Có những người, vì những lí do nào đó mà sự nghiệp lên như diều gặp gió, trong tay sở hữu khối tài sản khổng lồ, những họ cũng liền trở thành một con người khác.
Về mặt công việc, họ cậy quyền, kiêu căng với cấp dưới hay thậm chí cả với đối tác. Thực ra, bạn cần phải nhận ra rằng, khi ở trên đỉnh, bạn tuy ở trên nhiều người, nhưng bạn cũng lại chỉ có một mình, còn những người ở phía dưới, họ là một cộng đồng lợi ích, họ có thể dễ dàng đoàn kết lại để “cho bạn một bài học”. Nếu bạn kiêu ngạo, ra vẻ ta đây hơn người, thậm chí vứt đi cái đạo đức cơ bản nhất trong làm người, điều này là rất nguy hiểm, bởi lẽ cấp dưới, họ không cần những người dẫn dắt ra vẻ ta đây không coi họ ra gì, còn đối tác, họ cũng chẳng muốn làm ăn với người luôn cho mình lắm tiền, không tôn trọng đối phương. Nhìn sâu xa hơn, những người đồng hành với bạn còn là những người nắm rõ bí mật kinh doanh của bạn, nếu tức nước vỡ bờ, không chừng họ còn lật thuyền, đâm ngược lại bạn lúc nào không hay.
Về phương diện cuộc sống, chẳng ai muốn làm bạn hay qua lại với người suốt ngày ra vẻ ta đây lắm tiền, kênh kiệu cả, đấy là lẽ tự nhiên. Làm người, quan trọng nhất trong quan hệ xã giao là sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, họ không có được điều đó từ bạn, vậy cớ gì họ phải cho bạn những thứ đó.
Người có đạo đức, dù có tiền vẫn luôn khiêm tốn, dù có nhiều tiền nhưng vẫn luôn cư xử phải phép.
2. Có tiền mua tiên cũng được
Chuyện gì cũng có thể dùng tiền để giải quyết? Thực ra không hề.
Rất nhiều người ca ngợi bài ca tiền là vạn năng, không tiền chẳng làm được cái gì, cho rằng mình có tiền rồi, thích làm gì thì làm, chẳng may có xảy ra chuyện gì thì cứ lấy tiền ra bù vào là xong, thực ra không hề đúng. Bạn cứ thử làm chuyện phạm pháp thử một lần xem tiền bạc có giúp ích được gì cho bạn vào lúc này hay không, đâu thiếu gì những người lắm tiền, nông nổi, thích làm liều rồi rơi vào cảnh ngục tù. Một khi mà “người trong ngục, tiền chết dí trong ngân hàng” rồi thì đến lúc đấy có hối cũng chả kịp. Càng có tiền hãy càng phải quý trọng sự tự do của mình nhiều hơn.
Chưa kể, tiền đúng là vạn năng, nhưng có rất nhiều thứ không thể mua được bằng tiền, chẳng hạn như tình cảm, nhân phẩm… những thứ ấy không phải có tiền là giải quyết được.
Người thông minh, tài giỏi là người tiếc tiền, yêu tiền, và biết dùng nó vào những việc có ích cho bản thân và có ích cho xã hội.
3. Ăn chơi hưởng lạc
Không ít người, ngay khi phát tài là nghĩ ngay tới chuyện chơi bời, hưởng thụ. Có thể bạn cho đó là cơ hội để bù đắp lại những vất vả và nỗ lực trong quá khứ, nhưng làm ơn đừng quên rằng, trước khi giàu có, bạn cũng đã từng nghèo khổ. Giàu có rồi cũng phải biết trân trọng nó, biết nghĩ cho gia đình, cho xã hội nhiều hơn, xây dựng sự nghiệp của mình cho vững cho chắc và cho xa hơn.
Tiền là vừa tiêu vừa kiếm mà ra, chứ không phải tiêu nhiều hơn kiếm mà nó ra được nhiều tiền hơn. Đừng để những ham muốn, dục vọng, nông nổi nhất thời hủy hoại đi mọi cố gắng của bạn trước đó, đến lúc đấy có hối cũng chẳng kịp.
Càng giàu càng phải tránh xa ba điều đại kị trên. Thiết lập cho mình ranh giới đạo đức và làm người, duy trì để sự nghiệp phát triển một cách lành mạnh, có như vậy, mọi thứ thuộc về bạn, là của bạn mới luôn luôn tốt đẹp và thịnh vượng.
Theo Báo Dân Sinh